Năm 2023, Thành phố Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số

Thứ hai - 10/04/2023 09:52
Để thực hiện thành công nhiệm vụ CCCH năm 2022, thành phố Hà Tĩnh đã xác định rất rõ trách nhiệm, cơ hội và quyết tâm để thực hiện chủ trương chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền thông minh. Năm 2022, thành phố bố trí nguồn ngân sách để thực hiện chuyển đổi số. Chủ trương nhất quán cùng sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt đã tạo động lực để việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của thành phố.

Kết quả công tác chuyển đổi số năm 2022 được ghi nhận trên các mặt như sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuyển đổi số bằng nhiều hình thức đảm bảo thiết thực, hiệu quả: Tuyên truyền trực quan qua hệ thống pano, khẩu hiệu, bảng Led điện tử; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình Cổng/Trang TTĐT thành phố và cơ sở; trong đó nhấn mạnh các nội dung, kết quả thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Tuyên truyền bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10. Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, cửa hàng, siêu thị điện máy trên địa bàn tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Phát động cán bộ, công chức, viên chức truy cập trang https://dx.gov.vn hoặc quét mã QR Code, vào chuyên trang Chuyển đổi số quốc gia trên ứng dụng Zalo để theo dõi bài viết, chia sẻ về kiến thức, câu chuyện, mô hình chuyển đổi số. Qua đó, cán bộ và Nhân dân đã nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chủ đề, ý nghĩa của Ngày chuyển đổi số năm 2022, vai trò, lợi ích của Chuyển đổi số.

Chỉ đạo thành lập 10 tổ chuyển đổi số cộng đồng các phường và 15 Tổ chuyển đổi số cộng đồng các tổ dân phố. Đến nay, 03 phường Nam Hà, Thạch Quý, Tân Giang đã tổ chức thành công lễ ra mắt tổ chuyển đổi số cộng đồng, được đông đảo Nhân dân quan tâm, hưởng ứng.

Thành phố đã ban hành kế hoạch ề Chuyển đổi số thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Đề cương nhiệm vụ đề án thí điểm đô thị thông minh thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (đề án 06) và nhiều văn bản triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số.

 

Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố Hà Tĩnh. Xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2022

Tại Thành phố đã triển khai 24 hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trên các ngành, lĩnh vực, cụ thể trên một số lĩnh vực như: Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện tốt các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ngành giáo dục tại địa chỉ http://csdl.moet.gov.vn, Phần mềm phổ cập giáo dục, Phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục…; toàn ngành đã triển khai thực hiện quản lý hồ sơ chuyên môn điện tử mas 3.5: sử dụng phiếu báo giảng điện tử; khuyến khích sử dụng sổ đầu bài điện tử, học bạ điện tử…

Lĩnh vực Y tế: Số hoá các phần mềm khám chữa bệnh HIS-Viettel; quản lý tiêm chủng; Hồ sơ sức khoẻ điện tử; đơn thuốc điện tử; Thanh toán không dùng tiền mặt; Phần mềm quản lý nhân sự…; Triển khai khám bệnh, chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội: Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế cập nhật thông tin khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa thành phố; Hệ thống cấp mã số BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đăng ký khai sinh Bộ Tư pháp với CSDL Quốc gia về BHXH để thực hiện liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; triển khai ứng dụng VssID...

Lĩnh vực Tư pháp: Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và phần mềm quản lý hộ tịch đến cấp xã.

Lĩnh vực LĐ, TB & XH: Xây dựng cơ sở dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội; cơ sở dữ liệu thông tin về hồ sơ người có công.

Về Nhân lực số: Đội ngũ cán bộ, công chức từ thành phố đến phường, xã đều có trình độ ứng dụng CNTT đáp ứng quy định tại Thông tư số 03 /2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cán bộ chuyên trách CNTT của Thành phố có 16 người (thành phố 1, phường, xã 15) và 03 cán bộ phụ trách CNTT của các cơ quan, đơn vị. Năm 2022, Thành phố tổ chức 06 đợt tập huấn, hội thảo chuyển đổi số, ATTT cho cán bộ công chức, viên chức thành phố và phường, xã. Phối hợp Trung tâm CNTT tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấp ứng dụng CNTT, dịch vụ công, chuyển đổi số và hoàn thành 02 lớp tập huấn trực tuyến do Cục tin học tổ chức về đào tạo chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi số đầu cuối cho Lãnh đạo UBND các phường, xã và cán bộ văn thư UBND thành phố đạt kết quả cao.

Tiếp tục thực hiện đảm bảo hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý văn bản trên môi trường mạng; 100% văn bản đi đến được gửi nhận trên các hệ thống Quản lý hồ sơ công việc, Gửi nhận văn bản, ứng dụng chữ ký số. Duy trì tốt chất lượng Cổng/Trang TTĐT thành phố và các Trang thông tin điện tử các phường, xã. Việc biên tập, cập nhật thông tin kịp thời, chất lượng. Từ tháng 01 đến ngày 20/11/2022, có hơn 4000 văn bản của HĐND, UBND thành phố và gần 650 tin, bài, thông tin đăng tải lên Cổng TTĐT.

Về dịch vụ công trực tuyến: Ngay từ đầu năm, Thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Hành chính công ký cam kết với các phòng chuyên môn về chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến; tính đến ngày 20/11/2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình toàn Thành phố đạt 80%, riêng tại UBND thành phố tỷ lệ đạt 67,4% .

Chỉ đạo thành lập 10 tổ chuyển đổi số cộng đồng các phường và 15 Tổ chuyển đổi số cộng đồng các tổ dân phố.

- Dịch vụ bưu chính công ích: Phối hợp Bưu điện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai cung cấp dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI. Năm 2022, nhiều đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện tốt: Trung tâm HCC thành phố, các phường Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, xã Thạch Hạ, Thạch Bình..., đặc biệt phường Bắc Hà, có gần 400 hồ sơ được trả cho người dân qua bưu điện (Tính từ tháng 5/2022).

Thành phố đã phối hợp với VNPT triển khai hệ thống báo cáo trực tuyến và bước đầu đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp thực hiện báo cáo trực tuyến đối với một số loại báo cáo. Nâng cấp hệ thống Truyền thanh phường, xã: Đến nay đã hoàn thành việc nâng cấp, tích hợp hệ thống truyền thanh của phường Tân Giang, xây dựng mới hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT xã Thạch Hưng; phê duyệt chủ trương đầu tư cho 02 xã Đồng Môn, Thạch Trung.

Tại các cơ sở giáo dục, y tế, một số cơ sở kinh doanh lớn trên địa bàn Thành phố đã triển khai việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt; 100% doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở có sản phẩm đạt OCOP đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.

Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức ngày hội Chuyển đổi số toàn dân tại 03 phường: Nam Hà, Thạch Quý, Tân Giang nhằm hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng các nền tảng số như: mã định danh điện tử, thanh toán trực tuyến, sổ sức khỏe điện tử, bảo hiểm y tế...

Năm 2023, thành phố Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số với 11 nhiệm vụ trọng tâm cơ bản như sau:

Ban hành Kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 và chỉ đạo tổ chức ngày hội Chuyển đổi số bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn Thành phố.

Tiếp tục chỉ đạo cán bộ công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin, kiến thức về chuyển đổi số..

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng số đảm bảo đồng bộ, hiện đại từ Thành phố đến các phường xã, đủ điều kiện kết nối liên thông, phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử các cấp, hướng đến xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.

Tiếp tục triển khai số hóa hệ thống truyền thanh, truyền hình thành phố và hệ thống truyền thanh cơ sở,  thay thế hệ thống FM. Kết nối  hệ thống phát thanh các thôn, tổ dân phố với hệ thống truyền thanh xã, phường.

Triển khai dự án xây dựng Trung tâm điều hành và giám sát đô thị thông minh (IOC) thành phố Hà Tĩnh.

Xây dựng cơ sở dữ liệu của thành phố trên cơ sở tập trung hoàn thiện và tích hợp các CSDL hiện có của các ngành, lĩnh vực: Anh ninh trật tự, Quản lý đô thị; Tài nguyên - Môi trường; Tài chính - Kế hoạch; Văn hóa - Thông tin; Nội vụ; Lao động, Thương binh & Xã hội; Kinh tế; Y tế; Giáo dục & Đào tạo… hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung, phát triển chính quyền số thành phố. Cụ thể trên một số lĩnh vực:

+ Y tế: Chuyển đổi các phần mềm đang ở mức độ số hoá sang chuyển đổi số. Đưa vào sử dụng hệ thống Bệnh án điện tử và Hệ thống lưu trữ,  quản lý hình ảnh PACS. Áp dụng các tính năng hiện có của phần mềm khám chữa bệnh HIS để trao đổi thông tin khám chữa bệnh qua tin nhắn điện thoại SMS như: Nhắc người bệnh đến khám theo lịch hẹn; Nhắc người bệnh đến kiểm tra sức khoẻ định kỳ; Chúc mừng sinh nhật người bệnh; Cảm ơn người bệnh đã tin tưởng đội ngũ cán bộ nhân viên y tế bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh. 

Công an: Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo 100% công dân trong độ tuổi được cấp thẻ CCCD và cấp tài khoản định danh điện tử. Rà soát, làm sạch tàng thư hồ sơ hộ khẩu.

Giáo dục – Đào tạo: Triển khai, thí điểm mô hình lớp học thông minh, nhóm học tương tác. Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung ngành giáo dục.. Khuyến khích xây dựng thư viện điện tử trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về xu hướng, định hướng chiến lược mới về chuyển đổi số cho lãnh đạo và cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành thành phố và phường, xã.

Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số, đảm bảo ATTT cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT thành phố và các phường, xã.

Tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò của Tổ chuyển đổi số cộng đồng các phường, xã, thôn, tổ dân phố trong việc đưa công nghệ số đến với các tầng lớp Nhân dân, tạo kỹ năng xã hội về chuyển đổi số.

Bổ sung các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đảm bảo theo quy định của tỉnh; thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ bưu chính công ích. Điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo. Tiếp tục ứng dụng hiệu quả các hệ thống quản lý tác nghiệp dùng chung: Hệ thống quản lý hồ sơ công việc, Theo dõi ý kiến chỉ đạo điều hành, Chữ ký số,...; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.  Khai thác, phát huy hiệu quả của hệ thống mạng xã hội (Trang Facebook Hà Tĩnh thành phố tôi yêu) trong việc thông tin, tuyên truyền, phản ánh các hoạt động của hệ thống chính trị thành phố, nắm bắt dư luận xã hội, định hướng thông tin cho các tầng lớp Nhân dân. Duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống Họp trực tuyến đã được lắp đặt tại UBND thành phố và UBND  phường, xã đảm bảo liên thông các cuộc họp trực tuyến từ Trung ương, tỉnh đến cơ sở. Triển khai các hạng mục theo Đề án thí điểm mô hình đô thị thông minh tại thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó tập trung triển khai xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát (IOC) thành phố và một số dịch vụ đô thị thông minh cơ bản.

Triển khai hiệu quả hoạt động của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại cơ sở để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số. Trước hết giúp người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; biết mua, bán các sản phẩm, dịch vụ qua mạng; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng các dịch vụ số thiết yếu phục vụ cuộc sống như các dịch vụ về y tế, giáo dục, liên lạc, đi lại, du lịch, đọc sách, giải trí...

Nguồn tin: Cổng TTĐTTPHT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay339
  • Tháng hiện tại24,699
  • Tổng lượt truy cập2,461,316
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây